Những lưu ý khi uống trà xanh
Công dụng của trà xanh
Làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Các chát trong trà xanh có tác dụng giảm lượng mỡ, ngăn chặn sự hình thành cholesterol trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, ngăn chặn sự hình thành mỡ động mạch.
Ổn định và cân bằng đường huyết
Chất EGCG trong trà xanh điều hòa lượng insulin trong cơ thể tránh tình trạng đường huyết bị lên xuống một cách đột ngột.
Từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, tránh tình trạng mệt mỏi, hạn chế sự thèm ăn khiến bạn có thể ăn những thực phẩm không có lợi cho sức khỏe một cách không khoa học.
Chống lại sự oxy hóa của tế bào
Tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta luôn có chu trình sinh ra và chết đi. Quá trình đó gọi là oxy hóa tế bào.
Khi sự oxy hóa tế bào diễn ra nhanh chóng sẽ khiến cơ thể của chúng ta bị lão hóa sớm.
Nếu thường xuyên uống trà xanh sẽ giúp duy trì “sự sống” cho các tế bào được lâu hơn, làm giảm sự oxy hóa của tế bào, giúp bạn khỏe mạnh, phòng tránh được một số bệnh mạn tính do sự oxy hóa tế bào gây nên.
Bảo vệ răng miệng
Trà xanh chứa chất chát kháng khuẩn rất mạnh. Nếu bạn thường xuyên uống trà xanh sẽ giúp hơi thở thơm tho, răng chắc khỏe hơn.
Đây cũng là lý do người ta có thể dùng trà xanh để điều chế ra kem đánh răng, nước xúc miệng,…các dòng mỹ phẩm chăm sóc da nhờn và trị mụn rất hiệu quả.
Giúp ngăn chặn, kìm hãm phát triển ung thư
EGCG trong trà xanh không chỉ có tác dụng kìm hãm, điều chỉnh insulin trong máu mà nó còn có thể ngăn chặn sự hình thành, kìm hãm sự phát triển của các tế bào ung thư.
Làm đẹp
Trà xanh hỗ trợ giảm cân hiệu quả, giảm tăng tiết bẫ nhờn, trị mụn cho da,…giúp da săn chắc, láng mịn. ngoài ra thường xuyên uống trà xanh còn giúp tóc chắc khỏe, bóng mượt.
Những đối tượng nếu uống trà xanh sẽ "gặp nguy"
Tuy trà xanh rất tốt những không phải ai cũng có thể sử dụng. với những đối tượng dưới đây uống trà xanh không khác gì uống “thuốc độc”.
Trẻ em dưới 3 tuổi
Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi sẽ bị thiếu máu nếu sử dụng trà xanh. Điều này là vô cùng có hại. Vì trong trà xanh có chứa axit tannic khi kết hợp với chất sắt sẽ tạo nên phản ứng có hại cho cơ thể khiến lượng sắt yếu đi.
Trong khi sắt là “nguyên liệu” chính để tạo thành máu. Vì vậy, không nên cho trẻ nhở dưới 3 tuổi uống nước trà xanh.
Người bị táo bón
Trà xanh chứa phenol có tác dụng co niêm mạc dạ dày và đường ruột. Tác dụng này sẽ vô cùng có lợi với những người muốn giảm cân nhưng lại vô cùng bất lợi với người bị táo bón.
Vì khi niệm mạc dạ dày và đường ruột bị co lại sẽ khiến bạn bị khó tiêu làm tình trạng táo bón trở nên nặng thêm.
Người suy nhược thần kinh và mất ngủ
Trà xanh gây hưng phấn thần kinh vì chứa caffeine nó sẽ khiến bạn tỉnh táo hơn khi làm việc hay muốn tập trung vào vấn đề nào đó. Nhưng nó sẽ khiến bạn bị mất ngủ khi các thần kinh trung ương bị “đánh thức” khi sử dụng vào ban đêm.
Và tất nhiên những người mắc bệnh mất ngủ và suy nhược thần kinh không nên uống trà xanh vì nó sẽ khiến bệnh của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Người thiếu caxi và loãng xương
Trà xanh chứa chất kiềm thiên nhiên, do đó nó có thể hạn chế sự hấp thụ canxi khiến cơ thể của bạn bị thiếu hụt canxi. Do đó, những người bị loãng xương, thiếu canxi không nên uống trà xanh.
Người bị viêm loét dạ dày
Lượng axit trong dạ dày của bạn sẽ tăng lên khi uống trà xanh. Điều này khiến tình trạng viêm loét dạ này phát triển, bệnh nặng hơn.
Người bị bệnh tim và cao huyết áp
Thần kinh trung ương bị kích thích mạnh khi bạn uống nhiều trà, làm tim đập nhanh, huyết áp tăng lên. Đây là điều vô cùng bất lợi với người mắc bệnh tim và cao huyết áp. Thậm chí nó có thể gây ra chứng đột quỵ cho người bệnh.
Người sốt cao
Chất caffein trong trà xanh sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc hạ sốt. Do đó, bạn không nên uống trà xanh cùng với thuốc trong thời gian bị sốt cao.
Người bệnh gan
Chất caffeine chủ yếu được điều tiết qua gan để thoát ra ngoài cơ thể. Nếu bạn tiêu thụ lượng caffeine lớn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến gan. Đặc biệt là những người bị tổn thương hay mắc các bệnh về gan.
Người bệnh sỏi đường tiết niệu
axit oxalic trong trà sẽ kết hợp với canxi trong nước tiểu khiến chúng không thể thoát được ra ngoài mà lắng đọng, kết tủa thành sỏi đường tiết niệu.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét