Thứ Tư, 7 tháng 10, 2015

Quy định về làm mái che di động mái vẫy quảng cáo ngoài đường

Sau hơn một năm triển khai Chỉ thị 01/CT – UBND của UBND TP Hà Nội về việc thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”, bộ mặt đô thị, ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, để duy trì kết quả đã đạt được, các cơ quan chức năng sẽ còn nhiều việc phải làm, đơn cử như việc xử lý mái che, mái vẩy.

Thông trong nhận thức…

Sau một thời gian dài thực hiện đồng bộ các biện pháp tuyên truyền, vận động kết hợp sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng chức năng trong việc xử lý những trường hợp cố tình vi phạm, tình trạng lắp đặt mái che, mái vẩy, mái hiên di động sai quy định gây mất mỹ quan đô thị trên các tuyến phố đã được cải thiện đáng kể. Tại nhiều nơi, sau khi được tuyên truyền, vận động, người dân đã tự nguyện tháo dỡ mái che, mái vẩy, mái hiên di động… góp phần làm cho những tuyến đường trở lên thông thoáng, mỹ quan hơn.    

Bà Tạ Tố Nga, ở số 342 đường Tây Sơn, phường Ngã Tư Sở – một trong những hộ dân tự nguyện tháo dỡ mái che, mái vẩy khi có yêu cầu cho biết, dù biết khi không còn mái che, cuộc sống sinh hoạt và công việc kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nhưng “cả làng, cả tổng” chấp hành mà mình lại đi ngược lại xu thế chung thì không ổn. Theo số liệu thống kê của UBND phường Ngã Tư Sở (quận Đống Đa), trên các tuyến như Tây Sơn – Láng – Thái Thịnh có khoảng 215 mái che, mái vẩy, mái hiên di động… qua tuyên truyền vận động, phần lớn người dân đã tự nguyện tháo dỡ theo yêu cầu. Điển hình như tuyến Láng – Thái Thịnh, người dân đã tự nguyện tháo dỡ 75/140 trường hợp.


Không chỉ các tuyến phố tại quận Đống Đa, tại một số tuyến phố như Phố Huế, Bà Triệu, Lê Duẩn, Giải Phóng…, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nên phần lớn người dân đã tự nguyện chấp hành các quy định của pháp luật, tự giác tháo dỡ mái che, mái vẩy bảo đảm đường phố thông thoáng và cam kết không tái diễn vi phạm.

Cần bộ tiêu chuẩn thống nhất

Thực tế cho thấy, phần lớn người dân đã tự nguyện tháo dỡ mái che, mái vẩy theo quy định nhưng trong lòng không khỏi băn khoăn. Trao đổi với chúng tôi, một số người dân trên phố Xã Đàn mới cho biết, sau khi làm đường, nhiều hộ mặt phố có chiều sâu của nhà chỉ còn khoảng 3 – 4m, nếu tháo dỡ mái che, mái vẩy thì mưa, nắng sẽ thỏa sức “chạy” thẳng vào nhà, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân.

Đề cập đến vấn đề này, ông Phạm VănViên -Phó Chủ tịch UBND phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa cho biết, đây không chỉ là ý kiến của riêng những hộ dân có nhà mặt phố Xã Đàn mới, mà là ý kiến chung của nhiều hộ trên địa bàn phường. “Trong quá trình xử lý mái che, mái vẩy, UBND phường nhận được rất nhiều ý kiến của người dân đề nghị UBND phường, quận kiến nghị các cơ quan chức năng xem xét xây dựng bộ tiêu chuẩn chung về mái che, mái vẩy để đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như mỹ quan đô thị” – ông Viên cho biết.

Đồng quan điểm, ông Trần Việt Hải - Đội trưởng Đội thanh tra GTVT Hai Bà Trưng cho biết, theo yêu cầu của UBND TP, hiện tại, Đội đã phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức tháo dỡ mái che, mái vẩy trên một số tuyến phố trên địa bàn. Tuy nhiên, về lâu về dài, các cơ quan quản lý cần xây dựng một bộ tiêu chuẩn thống nhất cho việc lắp đặt mái che, mái vẩy, mái hiên di động. “Các cơ quan quản lý cần xem xét xây dựng một bộ tiêu chuẩn thống nhất về kích thước, màu sắc, vị trí lắp…, thậm chí là tổ chức cấp giấy phép lắp đặt mái che, mái vẩy, quy định rõ thời hạn sử dụng… để đảm bảo cuộc sống của người dân cũng như mỹ quan đô thị, tránh tình trạng tái vi phạm” – ông Hải cho biết.
      
Công Trình

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

| Blogger Templates
Scroll To Top